×
×

Bố tôi, anh trai, chồng và giờ là tôi bị ung thư: “Thủ phạm” chính là 1 chất nguy hiểm có ngay trong bếp

Bố tôi, anh trai, chồng và giờ là tôi bị ung thư: “Thủ phạm” chính là 1 chất nguy hiểm có ngay trong bếp

Thực sự sợ quá mọi người ạ. Mình vừa mới đọc báo thấy có trường hợp một gia đình bị ung thư. Trong khi đó, gia đình này lại có chế độ ăn uống, sinh hoạt khá là khoa học, không có thói hư tật xấu gì. Vậy mà cũng bị ung thư. Cuối cùng, sau nhiều lần tìm hiểu, làm thí nghiệm các thứ thì người ta cũng tìm ra nguyên nhân. Nguyên nhân khiến cả nhà này đều mắc bệnh hiểm nghèo thực sự là thứ không thể tưởng tượng nổi. Mình đến giờ vẫn không ngờ thứ đồ vật này lại có thể gây ung thư mọi người ạ. Sợ run người.

Gia đình 4 người lần lượt mắc ung thư, nguyên nhân gây bệnh lại là…

Bà Vương sống ở Bắc Kinh – Trung Quốc được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, điều khiến người ta sợ hãi khi nhắc tới câu chuyện của bà Vương, là vì trước khi bà phát hiện bệnh, cả 3 người trong gia đình bà đều lần lượt qua đời vì ung thư.

hình ảnh

Bà Vương ngậm ngùi kể chuyện cả nhà 4 người đều mắc ung thư.

‘Bố tôi bị ung thư ruột kết, anh trai thì bị ung thư não, chồng tôi mắc ung thư gan còn tôi giờ lại phát hiện ung thư phổi’, bà Vương nói trong nước mắt. Điều khiến không chỉ bà Vương mà những người khác rất ngạc nhiên khi biết tin gia đình bà bị ung thư, là vì trước giờ gia đình bà vốn có chế độ sinh hoạt đều đặn. Cả gia đình không có thói hư tật xấu như hút thuốc, hay sử dụng đồ uống có cồn… Thế thì bệnh ung thư từ đâu mà ra?

Rất nhiều bác sĩ, chuyên gia đã tiến hành phân tích và làm thí nghiệm. Kết quả, họ phát hiện ra nguyên nhân khiến gia đình bà bị bệnh là chất aflatoxin – một chất gây ung thư khá mạnh. Đáng sợ hơn, chất này tồn tại trên chiếc thớt mà gia đình bà Vương đang sử dụng. Khi tìm kiếm kỹ càng, các chuyên gia còn phát hiện chất này trên những chiếc đũa gỗ của gia đình. Nghe các chuyên gia nói, bà Vương cũng thú thật rằng: Gia đình bà đã dùng thớt, đũa nhiều năm nhưng không rửa, phơi hay thay mới thường xuyên. Trên bề mặt đũa và thớt cũng có nấm mốc hình thành từ lâu.

Được biết, aflatoxin đã được WHO xếp vào nhóm chất gây ung thư loại 1. Hoạt tính của nó mạnh gấp 68 lần asen, 10 lần kali xyanua. Chỉ cần hấp thụ 1mg là có thể gây ung thư, nếu hấp thu 20mg thì có thể trực tiếp gây tử vong. Đáng sợ hơn, aflatoxin lại không màu, không mùi, không vị. Để loại bỏ được chất này, cần cho đồ vật, thực phẩm nhiễm aflatoxin nấu trong nhiệt độ 280 độ C. Do đó, nếu chỉ nấu và chế biến như bình thường thì không thể phá hủy được độc tính của nó.

Khi đi vào cơ thể, aflatoxin có thể dẫn tới đột biến AND nghiêm trọng khiến quá trình tổng hợp AND và mARN bị ức chế, đồng thời còn làm ức chế sự tổng hợp protein. Từ đó khiến gan bị tích tụ quá nhiều lipid, làm tổn thương gan và gây tăng sản biểu mô ống mật. Cuối cùng là gây ung thư gan.

hình ảnh

Không chỉ thế, aflatoxin còn làm tăng nguy cơ ung thư ở bệnh nhân viêm gan mãn tính. Lý do là vì protein HBV khiến hệ thống sửa chữa AND và enzyme chuyển hóa bị tổn thương. Khi ấy, quá trình sửa chữa AND cũng bị ảnh hưởng, nó sẽ lợi dụng thời cơ’ tấn công ADN và làm tăng tỷ lệ mắc ung thư.

Không chỉ có trong thớt, đũa gỗ mà aflatoxin còn tồn tại trong ngóc ngách nhà, thực phẩm và một số đồ vật khác tỏng gia đình như:

+ Nấm ngâm lâu:

Nấm rất giàu protein và chất xơ, nhưng nếu ngâm nước quá lâu thì nó có thể bị biến chất và sản sinh ra aflatoxin hoặc vi sinh vật gây bệnh.

+ Hạt bị mốc, đắng:

Một số loại hạt như hạt bí, hạt hướng dương… bị đắng thì bạn cần nhổ ran gay và súc miệng kịp thời. Bởi vị đắng của nó chính là do chất aflatoxin sinh ra trong quá trình ẩm mốc.

+ Bơ đậu phộng kém chất lượng:

Không ít cơ sở kinh doanh để giảm giá thành, phù hợp túi tiền của người tiêu dùng nên đã dùng lạc giã nhỏ, thậm chí cả vừng, lạc hư hỏng để làm bơ đậu phộng. Đó là lý do vì sao mà bơ đậu phộng lại có thể chứa aflatoxin. Hơn nữa, cơ sở kém chất lượng cũng không thể bảo quản được lâu. Nếu không biết cách bảo quản thì bơ đậu phộng hoàn toàn có thể sản sinh ra aflatoxin.

+ Đậu phộng, ngô, gạo dự trữ lâu ngày:

Trong các loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như ngô, đậu phộng, gạo thường dễ sản sinh ra Aspergillus flavus. Loại nấm này là tiền đề để sản sinh ra chất aflatoxin gây ung thư gan.

+ Máy giặt:

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Thượng Hải (Trung Quốc) đã lấy mẫu 128 chiếc máy giặt sử dụng hơn nửa năm. Kết quả, có tới 54,7% máy giặt chứa nấm mốc sản sinh aflatoxin. Do đó, nếu bạn thấy quần áo xuất hiện vết ố đen nhỏ hoặc có mùi hôi thì cần làm sạch, bảo dưỡng máy ngay. Bởi môi trường ẩm ướt của máy giặt đã khiến aflatoxin sinh sôi. Nếu không, chất độc này sẽ bám dính lên quần áo và xâm nhập vào cơ thể chúng ta.

+ Góc phòng tắm:

Đây là vị trí ẩm ướt mà nấm mốc như aflatoxin thì lại rất ưa môi trường này. Vì thế, chất này có thể xuất hiện ở góc, khe nối gạch, vòi nước thậm chí là rèm phòng tắm.

Tư liệu ảnh lấy từ internet, nếu ϲó vi phạm vui lòng liên hệ để xóa!

Related Posts

None found